Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

Công dụng trị bệnh của bọ hung

| | 0 nhận xét

Công dụng trị bệnh của bọ hung
Không hiểu căn cứ vào đâu mà trong vô số loài côn trùng được người xưa sử dụng làm thuốc có cả bọ hung, con vật thường được coi là hôi hám và bẩn thỉu. Chúng sống vùi mình trong đất, đẻ trứng ở đó và dung phân trâu, bò, ngựa, dê… là thức ăn, nhưng có ai ngờ được rằng bọ hung còn có nhiều công dụng trị bệnh.


Bọ hung, còn gọi la khương lang, thiết giác ngưu.. tên khoa học là Allomyrina dichotoma Linnaeus, thuộc họ bọ hung – Geotrupidae. Vào mùa hạ, người ta thường bắt bọ hung rồi rửa sạch, sau đó dùng nước nóng giết chết, bỏ đầu, chân và cánh, sấy khô, dùng nước chin, đốt thành than hoặc dùng tươi để làm thuốc.
Theo dược học cổ truyền, bọ hung vị mặn, tính hàn, có độc, có công dụng định kính, phá ứ, thong tiện, công độc; thường dùng để chữa các chứng co giật, thao cuồng; động kinh, chướng bụng bí kết, nôn thổ phản vị, bí tiểu tiện, ác sang, bệnh lậu, cam tích… Dùng trong, sắc uống 2- 3/ngày hoặc làm thuốc hoàn toàn; dung ngoài, gĩa đắp hoặc tán bột hòa dầu hay sáp bôi.

Chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn một số công dụng trị bệnh của bọ hung:
  • Trẻ em kinh phong co giật: Bọ hung 2g giã nát, sắc uống, mỗi ngày 2 lần. 
  • Sỏi đường tiết niệu, bang quang: Bọ hung bỏ đầu sấy khô trên viên ngói nóng rồi tán thành bột mịn, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 3g.
  • Ly trực khuẩn: Bọ hung đốt tính, tán nhỏ, uống mỗi lần 4g với nước tiểu trẻ em.
  • Thoát giang: Bọ hung lượng vừa đủ sao tồn tính, tán bột, trộn với băng phiến rồi xát vào tổn thương.
  • Trĩ viêm loét, ác sang và tràng nhạc ( lao hạch): Bọ hung sao vàng, tán bột hòa với dầu vừng rồi bôi vào tổn thương.
  • Cam tích: Bọ hung rửa sạch, sấy khô tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 con. Hoặc bọ hung 5g, ngũ cốc trùng 6g, tiêu sơn tra 6g, ngưu giác tai 6g, hương phỉ tử nhục 10 hạt, chính cam thảo 2g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.
  • Polip mũi, mất khứu giác: Bọ hung 10g, hậu phác 10g, trần bì 10g, ô dược 10g, bạch thược 10g, mộc hương 10g, hương phụ 10g, hoắc hương 15g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.
  • Trĩ lậu xuất thủy: Bọ hung sấy khô tán bột, dung tăm bong tấm thuốc nhét vào lỗ trĩ, mỗi ngày thay thuốc một lần.
  • Mụn nhọt, lở loét: Bột Bọ hung trộn với dấm đắp vào tổn thương
  • Tên bắn, mảnh đạn hoặc dằm xóc sâu không ra: Bọ hung 1 con giã nát đắp vào nơi bị thương. Theo kinh nghiệm dân gian, dung bọ hung phối hợp với lá bồ cu vẽ, lá vông vang, rau muống, củ hành giã nhuyễn với xôi nếp hoặc bọ hung 1 con đốt thành than, lá gió giấy hay lá ớt rừng ( 1 năm phơi khô tán bột) trộn đều, tẩm rượu đắp đối diện với vết thương để đậy dị vật ra ngoài.Tiếp đó lấy hạt đỗ xanh, rau muống, rau hung dũi, lá vông vang, lá ké hoa vàng, vỏ cây chân chim, giã nát đắp vào vết thương là thuốc rút hay hút.
  • Hóc xương: Bọ hung 2 con đốt cháy, hỏa tiêu diêm 4g, tán bột hòa với dầu vừng xoa vào cổ.
 
T.S Trịnh Đình

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Support : Guide | Blogspot Tips | Television | ↑ back to top
Ghi rõ nguồn namkna.blogspot.com khi phát hành lại thông tin từ trang này
Copyright © 2011. NHÀ HÀNG CÔN TRÙNG - All Rights Reserved
Design by Namkna
Xem tốt nhất ở độ phân giải 1024 x 768 pixel
Six million namkna template bynamkna