Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2012

Công nghệ chế tạo robot côn trùng thế kỹ 21

| | 0 nhận xét
Công nghệ chế tạo robot côn trùng thế kỹ 21

Khoa học thế giới ngày càng có những bước tiến vĩ đại và trong số đó không ít phát minh độc đáo được tạo ra để điểu khiển các sinh vật tưởng chừng khó kiểm soát nhất, lợi dụng chúng nhằm giúp ích cho xã hội. 

1. Điều khiển gián

Được phát triển bởi Tahmid Latif, một nghiên cứu sinh tại NCSU, và giáo sư Alper Bozkurt, bộ điều khiển gián mới này hoạt động bằng cách gắn một con chip SoC (system-on-chip) chứa bộ thu và phát tín hiệu không dây giá rẻ có sẵn trên thị trường lên lưng một chú gián (loài Madagascar). 

Loài dán được sự dụng là robot thông minh


Với kích thước nhỏ và nhẹ chỉ 0,7g, con chip này cũng chứa một vi điều khiển theo dõi giao tiếp giữa các điện cực cấy dưới da và mô của gián để tránh trường hợp việc điều khiển phá hủy các tế bào thần kinh của chúng. 


Bên cạnh đó, bộ vi điều khiển cũng được kết nối với hai sợi râu và một cơ quan đặc biệt gọi là cerci ở phần bụng dưới của gián. 


Các chú dán được cấy lên một thiết bị điều khiển



Sau khi gắn toàn bộ thiết bị điện tử lên lưng gián, tất cả những gì cần làm tiếp theo là ngồi từ xa và gửi lệnh điều khiển không dây đến cho con chip này và thế là gián bị điều khiển.
Về nguyên lý ẩn dưới, các nhà khoa học cho biết họ đã lợi dụng bộ phận cerci. Đây là cơ quan đóng vai trò phát hiện các chuyển động trong không khí nhằm báo hiệu cho gián biết có thể kẻ thù đang đến gần. Bằng cách dùng cáp nối với cerci, các nhà khoa học kích thích bộ phận này khiến gián sợ hãi và bỏ chạy. 


Từ đó, các nhà khoa học hy vọng, một ngày nào đó “sinh vật” này có thể xâm nhập những vùng có thảm họa thiên tai để thu thập thông tin và tìm kiếm người sống sót.


2. Điểu khiển sâu bướm


Các nhà khoa học tại ĐH Cornell đã thực hiện một nghiên cứu đột phá khi tạo ra hệ thống quản lý, cho phép kiểm soát các chuyển động của một số loài sâu bướm. 


Bướm sâu được dùng trong nghiên cứu

Thiết bị được điều khiển từ xa bằng một điểm nhận sóng radio gắn vào đầu dò, kèm theo pin và thiết bị tạo xung điện. 


Nhóm nghiên cứu đã cấy thiết bị vào bụng một con bướm sâu thuốc lá (Manduca sexta). Con vật này có sải cánh rộng bằng bàn tay người và mang trên mình khối lượng khoảng 0,5gr của toàn bộ thiết bị.


Con người đã thành công trong việc điều khiển bướm và sâu

Thử nghiệm cho thấy, khi kích thích một bên dây thần kinh được buộc chặt trên bụng, con bướm sẽ di chuyển theo phía bị kích thích. Mức độ điều chỉnh phụ thuộc vào cường độ kích thích (trong thí nghiệm là từ 1-10 micro Ampe). 

Nhóm nghiên cứu đã cấy thiết bị vào một con bướm khác, cho bay tự do và điều khiển từ xa. Kết quả là con vật bay sang phải hoặc sang trái theo ý muốn con người.


3. Ong dò bom


Những chú cảnh khuyển đã được sử dụng từ rất lâu, nhiệm vụ của chúng thường là đánh hơi truy tìm, phát hiện ma túy vận chuyển lậu qua các cửa khẩu, dò tìm, phát hiện chất nổ. 


Tuy nhiên, các nhà khoa học tại Cơ quan nghiên cứu tân tiến của Bộ Quốc Phòng (DARPA) đã tiến hành huấn luyện những con ong mật để có thể thay thế cho cảnh khuyển. 


Sau khi được huấn luyện, những chú ong mật có thể sử dụng khứu giác nhạy bén của mình để tìm ra những chất nổ như C4, TNT… 

Ong được dùng để dò bom 



Giống như khi huấn luyện chó hoặc các loại động vật khác, các nhà nghiên cứu kích thích loài ong để chúng có thể phát hiện chất nổ thông qua những bài luyện tập và các phần thưởng. Họ đã cho các thành phần mùi của thuốc nổ vào trong những cốc nước đường.


Bản chất tự nhiên của loài ong bị hấp dẫn bởi mật ngọt của hoa sẽ kéo chúng đến vị trí của nước đường, dần dần hình thành thói quen của chúng với thành phần mùi thuốc nổ trong những cốc nước này. 


Những chú ong được huấn luyện đã tiếp nhận thói quen mới này rất nhanh, chỉ sau một vài lần cho tiếp xúc, chúng đã quen với mùi thuốc nổ.


Những chú ong robot


Ở trong những không gian nhỏ như sân bay, ga tàu, những chú ong đã được thử nghiệm dò tìm chất nổ và thậm chí chúng đã được thử nghiệm tại những trạm kiểm soát ở Iraq. 

Khi nhận được tín hiệu về mùi của loại thuốc nổ, những chú ong được huấn luyện sẽ thò vòi ra như khi chúng đang tìm kiếm vị ngọt của nước đường. Những chiếc camera được gắn vào trong ống đựng ong sẽ phát hiện những dấu hiệu của ong và thông báo có dấu hiệu chất nổ ở xung quanh.

Tác giả: Trọng Hoàng
Nguồn: kenh14.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Support : Guide | Blogspot Tips | Television | ↑ back to top
Ghi rõ nguồn namkna.blogspot.com khi phát hành lại thông tin từ trang này
Copyright © 2011. NHÀ HÀNG CÔN TRÙNG - All Rights Reserved
Design by Namkna
Xem tốt nhất ở độ phân giải 1024 x 768 pixel
Six million namkna template bynamkna